TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ - KHAI MỞ TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TƯ DUY - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH BẰNG BỘ MÔN CỜ VUA - Hotline tư vấn: 090 264 1618

VIDEO HƯỚNG DẪN HỌC CỜ VUA

TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ

Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Đi tìm tiếng nói chung

Nếu đúng kỳ hạn thì nhiệm kỳ 5 của Liên đoàn Cờ Việt Nam (2010-2015) đã tới thời điểm khép lại. Đại hội nhiệm kỳ mới sẽ dời sang đầu năm 2016 mới diễn ra và dù không phải là môn thể thao trí tuệ đặc thù nhưng đây là một tổ chức xã hội quản lý thể thao rất được nhiều người chú ý dõi theo…
 
Tín hiệu mừng không lâu
Khi doanh nhân Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch Công ty Phương Trang) trúng cử vị trí Chủ tịch Liên đoàn Cờ Việt Nam nhiệm kỳ 5, ít nhiều các hoạt động của môn cờ tại Việt Nam đã có tín hiệu tích cực. Việc tích cực nằm ở chỗ một số khoản tiền chi phí dành cho hoạt động cờ đã nhiều hơn so với các nhiệm kỳ trước. Dù thực tế, tới giữa nhiệm kỳ (tính từ cuối năm 2012), liên đoàn cờ bắt đầu có những khó khăn về tài chính do nguồn thu tài trợ không thật nhiều.

Trong hoàn cảnh khó khăn, với môn cờ vua nói riêng, có điểm sáng thành tích quốc tế ở nhiều trường hợp cụ thể như Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Nguyễn Thị Mai Hưng hay với trẻ có Nguyễn Anh Khôi (VĐTG trẻ 2012) rồi mới nhất là Nguyễn Lê Cẩm Hiền (VĐTG trẻ U.8 năm 2015). Hơi buồn, những khoản tài trợ giá trị 150.000 USD (đối với Quang Liêm) và 50.000 USD (dành cho Trường Sơn) đã khó được thực hiện đủ vì nhà tài trợ không có. Không phủ nhận, doanh nhân Nguyễn Hữu Luận là người rất tâm huyết với cờ.

Nói thẳng, ở kỳ bầu cử nhiệm kỳ 5, nếu ông Luận không gật đầu ra làm chủ tịch thì làng cờ vẫn phải đôn đáo tìm người đứng vị trí cao nhất. Tâm huyết với môn thể thao mà mình đam mê trong máu, vị chủ tịch này cùng liên đoàn cờ nói chung đã đưa ra những quyết sách đầu tư ngay khi bước vào làm việc. Đặc biệt, một trong những điểm nhìn thấy có nét tốt chính là hệ thống giải thi đấu quốc nội đã quy củ hơn, mang tính khoa học. Chỉ hơi tiếc, sau những sự tâm huyết ban đầu, gần như giai đoạn cuối nhiệm kỳ, ông Luận ít xuất hiện nhiều hơn so với trước.
Mặt nước không phẳng lặng

Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Cờ Việt Nam họp trong tháng 11 đã thống nhất phương thức tổ chức cũng như tìm con người mới bầu chọn vị trí cao nhất cho đại hội nhiệm kỳ 6. Sớm nhất, đại hội chỉ có thể diễn ra đầu năm 2016. Tại nhiệm kỳ 5, ban chấp hành gồm 39 thành viên nhưng đôi lúc người trong giới tin rằng việc quyết sách chỉ nằm trong một số thành viên cụ thể. Không phải ngẫu nhiên, trong một số lần làm việc cùng lãnh đạo Tổng cục TDTT, liên đoàn cờ từng được lưu ý rằng công việc cần tập trung cụ thể là củng cố bộ máy liên đoàn để mang tính đồng nhất cao nhất.

Trường hợp chưa chọn được vị trí Chủ tịch và TTK nhiệm kỳ 6, có thể phải sau tết thì đại hội mới diễn ra. 39 thành viên của Ban chấp hành nhiệm kỳ 5 đều là những người đại diện cho các bộ môn cờ hoặc liên đoàn cờ các tỉnh, thành trong nước. Họ là những người trực tiếp quản lý và hoạt động về môn thể thao trí tuệ. Tuy vậy, ở cấp thượng tầng, không phải tất cả luôn tìm được tiếng nói chung. Hiện tại, quản lý cao nhất các hoạt động môn cờ là bộ môn cờ (Tổng cục TDTT) và Liên đoàn Cờ Việt Nam.

Họ là cơ quan tham mưu để hướng tới tìm chọn nhân sự quản lý cho Liên đoàn Cờ Việt Nam khóa mới nhưng tạo được một sự nhất quán chung đang xem là khó vì…mặt nước không hề phẳng lặng. Ngoài Chủ tịch Luận, những thành viên trong đội ngũ quản lý liên đoàn cờ lúc này như các ông Đặng Tất Thắng, Đặng Đông Hải, Đàm Quốc Chính, Phạm Tường Lâm, Nguyễn Văn Thịnh, Phạm Ngọc Sơn và TTK Nguyễn Phước Trung đều là người máu mặt ở làng cờ. Sự phát triển của môn cờ nói chung chắc chắn phải đi theo định hướng chiến lược từ nhà quản lý. Nhiều người mong mỏi, nhiệm kỳ mới khóa 6 được tiến hành, người được bầu giữ chủ tịch kỳ vọng tiếp tục là một doanh nhân thì mới có đà phát triển hơn nữa.
Nguồn: http://thethaovietnam.vn/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét